Mang thai ngoài tử cung và cách chữa trị

Mang thai ngoài tử cung và cách chữa trị là thắc mắc được không ít mẹ bầu quan tâm tìm hiểu. Bởi hiện nay, tỷ lệ thai phụ bị thai ngoài tử cung ngày càng gia tăng, đặc biệt thai ngoài tử cung sẽ không thể sinh trưởng và phát triển bình thường được, khi thai vỡ ra có thể gây xuất huyết ồ ạt, đe dọa tính mạng người mẹ.



Mang thai ngoài tử cung và cách chữa trị

Tử cung hay dạ con, là cơ quan sinh sản của nữ giới. Khi mang thai, bào thai sẽ phát triển tại đó. Thế nhưng, vì một số lý do nào đó gây tắc hoặc hẹp vòi trứng khiến trứng đã thụ tinh di chuyển chậm hơn bình thường.

Lúc này, trứng sẽ nằm lại và phát triển tại các vị trí bên ngoài tử cung như: Vòi trứng, phía trên buồng trứng, ổ bụng hay cổ tử cung… dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung khó phát triển bình thường vì không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Đến một thời điểm nhất định tùy vào vị trí của khối thai mà thai sẽ vỡ ra và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Vô sinh do phải cắt bỏ cơ quan sinh sản để đảm bảo an toàn tính mạng người mẹ, trường hợp mất máu quá nhiều nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong…

Vì vậy, mang thai ngoài tử cung cần được xử lý càng sớm càng tốt. Hiện nay, thai ngoài tử cung có thể được loại bỏ bằng thuốc hay phẫu thuật lấy đi khối thai, cụ thể như:

Điều trị bằng thuốc: Phương pháp này được chỉ định khi thai chưa vỡ, kích thước thai nhi khoảng 3cm và tim thai chưa hoạt động. Nguyên tắc điều trị là làm khối thai không tiếp tục phát triển và tự tiêu biến đi.

Thuốc phá thai ngoài tử cung có thành phần là chất cạnh tranh với axit folic – một chất quan trọng cho quá trình hoạt động và tăng trưởng của tế bào. Thuốc có thể được tiêm vào bắp hoặc tiêm thẳng vào thai nhi, để gây độc tế bào, làm chết các tế bào của khối thai.

Tham khảo bài viết 

Sau khi tiêm thuốc, thai phụ thường được theo dõi từ 3 - 4 tuần để đảm bảo hiệu quả của thuốc.

​Phẫu thuật: Phẫu thuật là cách điều trị thai ngoài tử cung được áp dụng phổ biến hơn hết, gồm mổ nội soi và mổ hở, nguyên tắc điều trị là lấy đi khối thai, không để nó tiếp tục phát triển sai vị trí.

Phẫu thuật nội soi là sử dụng các dụng cụ phẫu thuật đưa vào các lỗ nhỏ được mở ở thành bụng, sau đó thực hiện các thao tác để lấy khối thai. Phương pháp này thường được áp dụng khi thai ngoài tử cung có kích thước không quá lớn và chưa vỡ.

Trường hợp khối thai đã vỡ, hay có quá nhiều máu trong ổ bụng thì không thể tiến hành phẫu thuật nội soi mà buộc phải mổ hở. Mục đích là lấy khối thai ra ngoài và làm sạch máu trong ổ bụng.

Lời khuyên

Phá thai chưa vào tử cung, nữ giới vẫn có thể mang thai lại bình thường. Tuy nhiên, thai ngoài tử cung vẫn có nguy cơ tái phát.

Vì thế tốt hơn hết là các chị em nên phòng ngừa thai ngoài tử cung bằng các biện pháp sau: Hạn chế nạo phá thai, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khi có quan hệ tình dục, giữ gìn vệ sinh vùng kín nhất là trong thời gian hành kinh, sau khi sinh và cho con bú…

Ngoài ra, khi cơ thể có các biểu hiện mang thai ngoài tử cung như: Chậm kinh, ra máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt, vùng bụng đau dữ dội… thì các chị em nên đến ngay các phòng khám chuyên sản khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và có hướng xử lý thích hợp.

Trên đây là những chia sẻ của phòng khám đa khoa chúng tôi về vấn đề mang thai ngoài tử cung và cách chữa trị. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, các mẹ bầu vui lòng nhấp chọn khung tư vấn bên dưới để được các bác sĩ tận tình giải đáp.

Hotline tư vấn: 0251.381.9288

Xem thêm bài viết khác trên https://chuyende-phathaiantoan.blogspot.com/

Nhận xét

Bài Đăng Phổ Biến

Phá thai 2 lần có bị vô sinh không?

Uống thuốc phá thai bị rong kinh thì phải làm sao?

Những hậu quả của việc nạo hút thai chị em cần biết?

Phá thai 4 tuần tuổi ở Biên Hòa Đồng Nai ở đâu?